Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Những Điều Cấm Kỵ Nên Tránh Khi Đặt Bàn Thờ Tổ Tiên
Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên vô cùng thiêng liêng vì vậy vị trí đặt bàn thờ cũng phải được cân nhắc kỹ và khi đặt bàn thờ cũng có một số điều cấm kỵ như: Không đặt dựa vào trụ nhà ,không được đặt gần cửa sổ bên cạnh vì như vậy sẽ không tụ được linh khí. Bàn thờ cũng không được áp lưng vào bếp vì điều đó cũng có thể khiến chủ nhân dễ bị kích động, tính tình dễ nóng nảy,thất thường dễ có bệnh về cột sống.
vị trí đặt bàn thờ gia tiên

Phía sau bàn thờ đặt biệt không được có nhà vệ sinh ,nhà tắm do có âm khí ,xú khí nặng theo phong thủy dễ khiến “chư thần thoái vị” chủ nhà dễ bị trúng phong,gặp ác mộng, đau lưng…Sau bàn thờ cũng không nên có thang máy hoặc cầu thang nếu không chủ nhà dễ bị tán tài,thương tật ở lưng.
Bàn thờ không được đối diện với lò,bếp, nhà vệ sinh kể cả hướng lệch sang bên cũng không tốt .Nếu không còn vị trí nào đặt bàn thờ thì cũng nên lấy bình phong che lại.Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn trước đây là nhà bếp ,nhà vệ sinh do chất đất không tốt .Trên bàn thờ kị đặt các vật linh tinh,thuốc men,dao kéo ,không được dựng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá ,vô tuyến loa đài.
Bàn thờ nên làm từ gỗ long não,gỗ đàn hương và nên điêu khắc thủ công là tốt nhất do các loại gỗ này có khả năng chống mối mọt,có mùi thơm và có khả năng lưu giữ được qua các thế hệ.
Trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa.Chủ nhà thường xuyên dọn ,vệ sinh khu vực xung quanh ,nên thắp hương vào sáng và tối.Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt ,nếu cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là có “ngoại linh đang tranh cướp”.Nếu bát hương bàn thờ thần linh tự nhiên bốc cháy là may mắn ,nếu bát hương thờ tổ tiên tự nhiên bốc cháy là điềm báo hung.
Nếu bàn thờ của nhà có thờ cả họ nội và họ ngoại, thì họ nội đặt bên trái còn họ ngoại đặt bên phải.Nhưng phải dùng vạch sơn màu đỏ phân chia rõ ràng hoặc dựng tấm vách ngăn sơn đỏ để phân chia rõ ràng tránh tranh chấp lẫn nhau.
Bàn thờ không nên treo trên không,không có chỗ dựa lưng hoặc trên đường đi. Sở dĩ có quan niệm này là bởi vì người xưa cho rằng bàn thờ là nơi cần được hội tụ linh khí .Khí trường bàn thờ sung mãn có thể khiến gia đình được an lành và hạnh phúc.Nếu bàn thờ treo trên không ,không có chỗ để dựa lưng hoặc ở nơi đi lại dễ khiến người trong nhà bất an,gia vận trồi sụt khó đoán.
Bàn thờ không được xung với đường đi .Bàn thờ bị đường đi đâm thẳng vào dễ gây bất an về cung tài lộc,nhân đinh của gia đình, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn hoặc bệnh tật tấn công.
Bàn thờ ngược với hướng nhà dễ khiến người trong nhà bất hòa,dễ gặp bất trắc bệnh tật.Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc quay sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra.Nếu bàn thờ đối diện với nhà vệ sinh thì người trong nhà dễ mắc bệnh tật đau đớn.
Nếu bàn thờ đặt đối diện với nhà bếp sẽ khiến người trong nhà hay tranh cãi những việc nhỏ nhặt ,tính tình nóng nảy.Nếu phía trên bàn thờ có xà nhà dễ khiến chủ nhân hay bị đau đầu,cuộc sống vất vả.Nếu đặt đối diện với cầu thang chủ nhân dễ bị động dao kéo ,tai nạn đổ máu.Nếu đặt dưới cầu thang thì người trong nhà khó có cơ hội phát triển.Nếu đặt trên nền đất lồi lõm,không bằng phẳng có thể khiến chủ nhân gặp khó khăn trong mọi việc.Nếu phía trên dưới,trái,phải bàn thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài.
Những ngày lễ tết là những ngày chúng ta nên dọn dẹp và trang hoàng cho bàn thờ để bàn thờ tích tụ được nhiều sinh khí mới đem lại cuộc sống ấm no hưng thịnh cho gia chủ.

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Những Thông tư nghị định quy định của loại hình chung cư mini mà ta cần biết

Những Thông Tư Nghị Định Liên Quan Đến Vấn Đề Pháp Lý Quy Định Của Loại Hình Chung Cư Mini Mà Chúng Ta Cần Biết.
I.                  Những vấn đề chung về loại hình chung cư mini-nhà ở riêng lẻ
1.1.Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết và thi hành Luật Nhà ở 2005 về sở hữu nhà ở ,phát triển nhà ở,quản lý việc sử dụng nhà ở,giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở quy định tại luật nhà ở
Trích:
Chương 2.Phát triển nhà ở
Mục 5.Xây dựng nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình cá nhân
Điều 43: Xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình cá nhân
2.Hộ gia đình ,cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị có tổng diện tích sàn xây dựng từ 1000m2 trở lên hoặc có chiều cao từ 6 tầng trở lên( tính cả tầng hầm )thì bắt buộc phải có chứng nhận bảo đảm an toàn chịu lực do đơn vị có chức năng cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng trước khi đưa vào sử dụng.
3.Trường hợp cá nhân ,hộ gia đình xây dựng nhà ở tại đô thị từ 2 tầng trở lên mà mỗi tầng có từ 2 căn hộ trở lên mà mỗi căn hộ được thiết kế xây dựng theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng,khu bếp riêng,vệ sinh riêng,nhà tắm riêng)thì diện tích sàn xây dựng mỗi căn tối thiểu 30m2 và phải đáp ứng các quy định về nhà chung cư theo quy định tại điều 70 Luật Nhà ở.
5.Đối với nhà ở có đủ điều kiện quy định tại khoản 3 điều này mà hộ gia đình ,cá nhân có yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó,hộ gia đình cá nhân chỉ được bán, cho thuê các căn hộ này sau khi đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các căn hộ đó.Khi bán căn hộ thì hộ gia đình ,cá nhân phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho người mua theo hình thức đất sử dụng chung
1.2. Thông tư số 16/2010/TT-BXD.Quy định hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
Điều 13.Xây dựng nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình ,cá nhân
2.Trường hợp hộ gia đình,cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Nghị Định số 71/2010/NĐ-CP khi bán từng căn hộ riêng biệt thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét ,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho từng căn hộ trong nhà ở đó.Sau khi thực hiện bán căn hộ và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua căn hộ thì quyền sử dụng đất (kể cả khuôn viên)của toàn bộ công trình nhà ở là quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu căn hộ như theo quy định về quyền sử dụng đất đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu.
II. Quy định trình tự ,thủ tục ,thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
               Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
(Ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình cá nhân,cộng đồng dân cư,người Việt Nam định cư ở nước ngoài ,cá nhân nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội)
Trích:
Điều 24.Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tại các dự án phát triển nhà ở
1.Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,quyền sở hữu nhà và tài khoản khác gắn liền với đất tại khu đô thị mới,khu nhà ở.
2. Cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở chung cư mini
a)Nhà chung cư mini là nhà do hộ gia đình ,cá nhân xây dựng có từ 2 tầng trở lên mà tại mỗi tầng có từ 2 căn hộ trở lên mà mỗi căn hộ được thiết kế xây dựng theo kiểu khép kín(có phòng riêng, nhà vệ sinh,nhà tắm riêng ,diện tích sàn xây dựng mỗi căn tối thiểu là 30m2 và đáp ứng các quy định về nhà chung cư theo quy định tại Điều 70 của Luật Nhà ở).
b)Căn hộ của nhà chung cư mini được xây dựng theo giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền cấp,đảm bảo tiêu chuẩn ,quy chuẩn xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoạch quy hoạch xây dựng đô thị đối với khu vực đã có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng thì được cấp giấy chứng nhận với hình thức sử dụng đất là sử dụng chung.
Trường hợp công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng sai giấy phép thì hộ gia đình ,cá nhân xây dựng nhà chung cư mini không được cấp giấy chứng nhận.
c) Hộ gia đình ,cá nhân xây dựng nhà chung cư mini thay mặt các hộ khi làm thủ tục giấy chứng nhận quyền sở hữu các căn hộ khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở theo quy định.
3.2.Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố được luật đất đai 2013 và các nghị định của chính phủ giao về đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,đăng kí biến động về sở hữu đất,nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình ,cá nhân ,cộng đồng dân cư,người Việt Nam định cư ở nước ngoài ,cá nhân nước ngoài ,chuyển mục đích sử dụng đất vườn ,ao liền kề và đất vườn ,ao xen kẹt trong khu dân cư(không thuộc đất công )sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trích:
Điều 34.Hồ sơ và trình tự ,thủ tục cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình ,cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà chung cư mini do cá nhân ,hộ gia đình đầu tư xây dựng
1.     Hồ sơ: Hộ gia đình ,cá nhân xây dựng nhà chung cư có trách nhiệm nộp thay gia đình,cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhà (01) bộ hồ sơ tại văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất hồ sơ gồm :
a)Các giấy tờ liên quan đến hộ gia đình ,cá nhân xây dựng nhà gồm:
-Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1,2,3 Điều 17 Quy định này kèm theo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền
-Xác nhận của cơ quan Thuế đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi được chuyển mục đích sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở bán ;Văn bản được miễn ,chậm nộp nghĩa vụ tài chính của cơ quan có thẩm quyền;
-Bản sao chứng thực Giấy phép xây dựng(kèm theo bản vẽ được duyệt );
-Bản vẽ mặt bằng xây dựng ngôi nhà chung cư phù hợp với hiện trạng sử dụng đất; Bản vẽ mặt bằng của tầng có căn hộ ; trường hợp bản vẽ mặt bằng của tầng có căn hộ không thể hiện rõ kích thước của căn hộ thì phải có bản vẽ mặt bằng của căn hộ,trong đó thể hiện rõ kích thước của căn hộ
-Đối với nhà chung cư mini có tổng diện tích sàn xây dựng từ 1000m2 trở lên hoặc có chiều cao từ sáu tầng trở lên (tính cả tầng hầm) thì bổ sung thêm bản sao chứng thực  Giấy chứng nhận bảo đảm an toàn chịu lực do đơn vị có chức năng cấp
Trường hợp hộ gia đình ,cá nhân xây dựng nhà chung cư nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đồng thời cho nhiều chủ sở hữu nhà ở,công trình xây dựng thì chỉ nộp (01) bộ đối với các giấy tờ quy định tại điểm a) khoản này và danh mục căn hộ ,công trình xây dựng và các phần sở hữu riêng khác đề nghị cấp giấy chứng nhận.
b) Các giấy tờ liên quan người đề nghị cấp Giấy chứng nhận :
-Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận(theo mẫu);
-Bản photocopy sổ hộ khẩu ,giấy chứng minh thư nhân dân;
-Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà ,đất( theo mẫu)
-Hợp đồng mua bán nhà ở ,công trình xây dựng đã được công chứng,chứng thực theo quy định (bản chính)
-Bản sao chứng từ chứng minh việc mua bán đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với bên bán; hoặc giấy tờ xác nhận của bên bán về việc bên mua đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với bên bán;
-Biên bản bàn giao nhà ở,công trình xây dựng(nếu đã bàn giao) và biên bản thanh lý hợp đồng mua bán nhà ở,công trình xây dựng (nếu có);
-Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều 66,67 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của chính phủ và Điều 19 Thông tư số 16/2010/TT-BXD của Bộ Xây Dựng.
2. Trình tự và thời gian giải quyết :
a) Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm :
Thẩm tra hồ sơ,kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; trường hợp cần thiết ,Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có thể gửi phiếu lấy ý kiến của phòng Quản lý đô thị; trong trường hợp không quá (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
+ Trường hợp hiện trạng sử dụng đất phù hợp với hồ sơ thiết kế xây dựng và giấy phép xây dựng thì gửi kết quả kiểm tra đến phòng  Quản Lý  đô thị để được xử lý theo quy định của Luật Pháp,đồng thời thông báo cho hộ gia đình cá nhân bán nhà biết ; thời hạn giải quyết các công việc này không quá (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+Trường hợp hiện trạng sử dụng đất phù hợp với hồ sơ thiết kế xây dựng và giấy phép xây dựng thì chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ ,viết giấy chứng nhận gửi Phòng Tài Nguyên và Môi Trường kiểm tra.
Thời hạn giải quyết các công việc này của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện không qua (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện hoặc cần bổ sung hồ sơ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ ,Văn phòng Đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện ra thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do cho hộ gia đình ,cá nhân xây dựng nhà để thông báo cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận biết.
b) Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm :
Tiếp nhận hồ sơ từ văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện ,thực hiện thẩm định hồ sơ,giấy chứng nhận do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện viết.
+Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận phải có văn bản thông báo cho Văn Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và hộ gia đình ,cá nhân xây dựng nhà chung cư,người đề nghị cấp giấy chứng nhận nhận biết; Thời gian giải quyết không quá (07) ngày làm việc,kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ Văn Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
+Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì gửi hồ sơ kèm theo tờ trình đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký cấp giấy Chứng nhận .
Thời gian thực hiện các công việc này không quá(10 )ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ Văn Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện